Biện pháp ngăn chặn của Triều Tiên Đào thoát khỏi Bắc Triều Tiên

Chạy trốn khỏi Triều Tiên luôn là một canh bạc nguy hiểm, vì nếu thất bại, số phận của những người đào tẩu sẽ rất tồi tệ. Chính quyền Triều Tiên thường khép những hành động vượt biên trái phép của công dân nước này vào tội phản quốc, nếu bắt được sẽ tống họ vào các trại lao động để trừng phạt, thậm chí sẽ hành quyết công khai. Trong giai đoạn nửa đầu năm 2016, Triều Tiên được cho là đã tử hình 64 người với tội danh này. Để đảm bảo ngăn chặn được làn sóng đào tẩu, chính quyền Bình Nhưỡng liên tục cho xây nhiều hàng rào điện, dây kẽm gai và thiết lập lực lượng biên phòng để tuần tra gắt gao ở khu vực biên giới Trung-Triều, đồng thời gây sức ép với Trung Quốc để nước này siết chặt an ninh. Các nhà hoạt động cho hay Trung Quốc đã đẩy mạnh chiến dịch truy lùng, bắt giữ những người Triều Tiên đang lưu vong trên lãnh thổ nước này. Kể từ tháng 7 năm 2017, ít nhất 41 người đã bị bắt trên lãnh thổ Trung Quốc và được trả về Triều Tiên, tổ chức Quan sát Nhân quyền (HRW) tuyên bố hồi tháng trước.

Tháng 11 năm 2014, Triều Tiên và Nga đã ký một thỏa thuận đặc biệt, theo đó các công dân của một trong hai quốc gia "được cho là đã nhập cảnh bất hợp pháp hoặc đang sống trong lãnh thổ của quốc gia còn lại mà không có giấy tờ cư trú hợp lệ" sẽ bị buộc hồi hương[69]. Hai nước cũng sẽ dẫn độ bất cứ ai bị kết tội trong lãnh thổ của nhau[46]. Mặc dù phía Nga tuyên bố những người có nguy cơ bị bức hại khi hồi hương sẽ không được trả lại theo hiệp ước, động thái này của Bình Nhưỡng sẽ khiến làn sóng bỏ trốn của các công nhân Triều Tiên làm việc tại Nga giảm mạnh[45].

Tháng 12 năm 2017, báo Daily NK cho biết Kim Jong-un đã đưa ra mệnh lệnh cho lính biên phòng nước này canh gác dọc biên giới Trung-Triều phải bắn ngay lập tức vào những công dân Triều Tiên nào tìm cách bỏ trốn sang Trung Quốc nếu tình cờ phát hiện. Có một điểm đáng chú ý trong chỉ thị trên, đó là thậm chí nếu một người đã băng qua điểm giữa của con sông Đồ Môn hay con sông Áp Lục nằm dọc biên giới với Trung Quốc thì lính biên phòng Triều Tiên vẫn có quyền bắn chết họ. Trước đây, các binh sĩ Triều Tiên chỉ được phép bắn vào những người bỏ trốn trước khi họ băng qua điểm giữa của hai con sông này[70].

Triều Tiên cũng quyết định ép di dân đang sinh sống ở ven bờ sông Đồ Môn đối diện địa phận Trung Quốc vào sâu trong nội địa nước này và một số khu dân cư ven sông đã bị quân đội phá hủy. Đồng thời, để tăng cường kiểm soát và ngăn chặn hoạt động đào thoát của người dân vùng biên, Triều Tiên đã chủ trương dò sóng điện thoại di động tại khu vực này bằng cách thành lập đội đặc nhiệm di chuyển trên xe jeep với thiết bị dò sóng điện thoại để bắt giữ những người đang bỏ trốn hoặc âm mưu bỏ trốn, vì các tổ chức môi giới thường sẽ dùng điện thoại liên lạc từ Trung Quốc với những người chuẩn bị đào tẩu ở Triều Tiên trước khi triển khai kế hoạch[71]. Nhóm đặc nhiệm thường tuần tra xung quanh các ngôi làng và thậm chí là cả ở thành phố. Trong ngày đầu tiên đội đặc nhiệm Triều Tiên ra quân, năm người sử dụng điện thoại di động đã bị bắt giữ[72].

Ngoài ra, Bình Nhưỡng còn huy động một số lượng lớn các điệp viên tập trung ở các khách sạn thuộc địa phận Trung Quốc nằm ven biên giới Triều Tiên để săn lùng những người tị nạn lưu trú ở đây. Báo Daily NK cáo buộc cán bộ an ninh Triều Tiên đã sử dụng khách sạn Life's ở gần sông Áp Lục làm cơ sở để thực hiện các chiến dịch truy bắt những kẻ đào tẩu[73]. Năm ngoái, một người đào tẩu đã bị bắt giữ ở một đoạn Vạn Lý Trường Thành tại Đan Đông.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đào thoát khỏi Bắc Triều Tiên http://ajw.asahi.com/article/asia/korean_peninsula... http://www.asahi.com/english/Herald-asahi/TKY20070... http://english.chosun.com/site/data/html_dir/2013/... http://www.chosun.com/w21data/html/news/199912/199... http://www.dailynk.com/english/read.php?cataId=nk0... http://www.japannewsreview.com/politics/20070603pa... http://www.japannewsreview.com/society/20070603pag... http://www.koreaherald.com/view.php?ud=20131118000... http://news.naver.com/main/read.nhn?mode=LS2D&mid=... http://www.northkoreanrefugees.com/aboutus.html